Vận chuyển hàng nhập Ấn Độ bao thuế, giá rẻ

Dịch vụ nhập hàng Ấn Độ (India) chuyên nghiệp, tin cậy và đảm bảo. Dịch vụ đa dạng, có dịch vụ nhập chính ngạch và dịch vụ nhập tiểu ngạch bao thuế. Hỗ trợ bao thuế phí và thủ tục hải quan nhập khẩu. Thời gian vận chuyển nhanh chóng, chỉ từ 4 – 6 ngày, giao hàng tận nơi. Gửi được nhiều loại hàng trong có những hàng khó nhập như thuốc tây, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, linh kiện điện tử, linh kiện ô tô xe máy.

Kinh tế của Ấn Độ (India)

Ấn Độ được biết đến là một quốc gia Nam Á với diện tích rộng lớn và quy mô dân số thuộc top đầu thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Hàng hóa tại đây không chỉ giữ gìn nét truyền thống văn hóa dân tộc mà còn đa dạng và phong phú về chủng loại cũng như mẫu mã. Gần đây, thị trường Ấn Độ đã có nhiều bước tiến trong ngành công nghiệp làm đẹp khi tiếp nhận nhiều nhà máy sản xuất của các thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, các dòng Ấn Độ phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên của Ấn Độ cũng được quan tâm từ người tiêu dùng trên khắp nơi trên thế giới.

Ấn Độ đã vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Theo dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chỉ có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức hiện đang đứng trên Ấn Độ về sản lượng kinh tế quốc dân.

Tỷ trọng GDP của Ấn Độ trong GDP toàn cầu hiện ở mức 3,5%, so với 2,6% năm 2014, và có khả năng chạm mức 4% vào năm 2027.

Ấn Độ có thể sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm tài chính hiện tại. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này trong quý đầu của năm tài chính 2022-2023 là 13,5%. Theo dự đoán của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ, trong năm tài chính hiện tại, nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng với tốc độ từ 6,7 – 7,7 %.

Trên thực tế, nếu xếp hạng các nền kinh tế quốc gia dựa trên sức mua tương đương (PPP), có tính đến chi phí sinh hoạt của một quốc gia trong khi quy đổi tiền tệ sang đô-la, thì vị thế của Ấn Độ sẽ còn mạnh hơn. Tính theo PPP, Ấn Độ tiếp tục là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 2021. Nền kinh tế này đạt 10.220 tỷ USD, gần gấp đôi quy mô của nền kinh tế Nhật Bản.

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý toàn cầu Kearney và Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2030, Ấn Độ được dự báo là nước có lực lượng lao động lớn nhất thế giới và có thể đóng góp hơn 500 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế toàn cầu.

Các loại hàng nhập từ Ấn Độ (India) chủ yếu

Mỹ phẩm

Trong vài năm gần đây, ngành công nghiệp mỹ phẩm của Ấn Độ được đánh giá phát triển không ngờ cả về số lượng cũng như chất lượng. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, thị trường Ấn Độ đang trở thành một mảnh đất tiềm năng cho ngành công nghiệp làm đẹp trong nước nói riêng và quốc tế nói chung. Tại Ấn Độ, các thương hiệu mỹ phẩm Ấn Độ nội địa khá có tiếng như Lakme – có thể coi là thương hiệu Ấn Độ phẩm hàng đầu Ấn Độ, Coloressence – thương hiệu được ưa dùng bởi phụ nữ tại đây do chất lượng tốt cùng giá cả phải chăng,… Ngoài ra, các nhà máy sản xuất của các thương hiệu quốc tế đặt tại đây cũng mang lại lợi thế cho việc phân phối hàng hóa có giá thành rẻ hơn nhờ không phải vận chuyển quá xa.

Dược phẩm

Tương tự như mỹ phẩm, ngành dược phẩm của Ấn Độ cũng nở rộ trong những năm gần đây nhờ các nghiên cứu không chỉ bào chế thuốc điều trị, vắc xin mà còn điều chế ra các loại thực phẩm chức năng bổ sung các chất cho cơ thể cũng như hỗ trợ chữa trị cùng các loại thuốc. Các loại thuốc không chỉ được nghiên cứu tại Ấn Độ mà rất nhiều nhà sản xuất thuốc cũng đặt nhà máy tại đây để cho ra lò những sản phẩm tốt nhất. Chất lượng của các loại thuốc này đều được kiểm định thông qua tiêu chuẩn của nhà sản xuất và cơ quan có thẩm quyền từ phía nhà sản xuất vì vậy, có thể yên tâm khi sử dụng các dòng sản phẩm thuốc này. Tuy nhiên, tại Ấn Độ cũng đã xuất hiện nhiều trường hợp sản xuất các dòng thuốc và thực phẩm chức năng không đạt chuẩn nhưng vẫn được đưa ra để bán trên thị trường bởi các nhà sản xuất trong nước.

Giày dép thủ công

Ngành da giày giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ và là một trong những ngành có doanh thu đáng kể. Theo thống kê, Ấn Độ là nhà sản xuất giày dép và xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên toàn thế giới. Giày dép của Ấn Độ thông thường mang kiểu dáng truyền thống với giày vải mềm. Đây là loại sản phẩm được ưa thích không chỉ ở thị trường Ấn Độ mà còn trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm của ngành may mặc đặc biệt là giày dép đến từ Ấn Độ không chỉ mang nét văn hóa truyền thống về màu sắc và chất liệu mà còn có sự mềm mại từ chất liệu mang đến sự thoải mái cho người sử dụng. Đây được đánh giá là ưu điểm nổi trội nhất đến từ dòng sản phẩm này của Ấn Độ.

Thực phẩm

Ngành thực phẩm của Ấn Độ khá nổi tiếng với các loại gạo và gia vị. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có nhập khẩu khá nhiều chủng loại tuy nhiên không thể phủ nhận chất lượng thực phẩm đến từ Ấn Độ. Thông thường, người bán nhập các loại thực phẩm thường là thực phẩm khô có thể dễ dàng để lâu hơn là các loại thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, các bộ gia vị đến từ Ấn Độ được ưa chuộng bởi những hương vị đặc biệt và đặc trưng của vùng đất này.

Các hình thức vận chuyển hàng nhập Ấn Độ (India)

Vận chuyển bằng đường biển

Các đơn vị vận chuyển thường đưa ra gợi ý cho khách hàng về việc lựa chọn hình thức di chuyển đối với các loại hàng hóa có tính chất khác nhau. Đối với các sản phẩm, mặt hàng như máy móc, hàng hóa có số lượng lớn, kích thước cồng kềnh, người bán nên lựa chọn chuyển hàng bằng đường biển bởi:

  • Lộ trình vận chuyển của đường biển thường là cố định, an toàn. Đặc biệt các cảng lớn trên thế giới có những công nghệ cảng biển phát triển tới trình độ cao.
  • Đóng gói sản phẩm dưới dạng container giúp bảo quản sản phẩm tốt nhất, tránh tình trạng hư hỏng của sản phẩm do các yếu tố chủ khách lẫn khách quan.
  • So với những phương thức vận chuyển khác, vận chuyển bằng đường biển có chi phí rẻ hơn, tiết kiệm một phần chi phí.

Ngoài ra, vận chuyển bằng đường biển của Ấn Độ cũng phổ biến hơn bởi thông thường lượng hàng ra vào thường rất lớn.

Vận chuyển bằng đường hàng không

Đối với các mặt hàng có kích thước nhỏ, số lượng ít, trọng lượng nhỏ, giá trị cao và cần chuyển hàng nhanh, người bán nên lựa chọn sử dụng vận chuyển bằng đường hàng không với các tiêu chí như:

  • Hiện tại, chưa có đường bay thẳng hỗ trợ trực tiếp từ Ấn Độ tuy nhiên các khâu trung gian thường khá ít, nhờ đó mà hàng hóa đến tay khách hàng nhanh chóng hơn.
  • Hạn chế tình trạng tổn thất chi phí do phát sinh các tình huống hàng bị vỡ, trộm cắp.
  • Giảm phí lưu kho tính theo khối lượng hàng hóa.

Bài viết liên quan

Mục lục bài viết

Đăng ký nhận thông tin khuyến mãi và dịch vụ mới